Đang tải...

Tiếng Anh
message zalo

Bệnh thương hàn trên vịt con

11/05/2023

Bệnh Phó thương hàn vịt (Salmonella) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra, vịt mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh; tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính

1.Nguyên nhân gây bệnh:

Vịt con thường nhiễm 2 chủng, đó là Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum (2 chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Vì vậy, nếu nhốt chung các loại gia cầm với nhau, đặc biệt là gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau).

Tuy vậy người ta thấy chủng Salmonella gallinarum thường gây bệnh cho vịt con từ 1 đến 14 ngày tuổi. Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như Salmonella anatum và Salmonella enteritis (chủng Salmonella anatum thường gây chết đột ngột cho gà con; còn chủng Salmonella enteritis thì thường nhiễm từ gan vào viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20 đến 30%).

Salmonella rất nhạy cảm với nhiệt và chất khử trùng. Trong một chuồng đã kiệt sức và bị nhiễm bệnh, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong ổ đẻ hơn 30 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong phân đến 28 tuần, trong chất bẩn của lò ấp, chuồng trại và hàng rào ở nhiệt độ bình thường đến 5 năm, và trong vỏ trứng của lò ấp từ 3-4 tuần.

Bệnh thương hàn thường xảy ra ở vịt dưới 3 tuần tuổi, do giai đoạn này khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt chịu nhiều tác động từ môi trường. Bất kỳ thay đổi về thời tiết khiến vịt thừa hay thiếu nhiệt đều có nguy cơ khiến vịt mắc bệnh. Điều này sẽ diễn ra đặc biệt nguy hiểm ở giai đoạn úm. Trong giai đoạn úm từ 1 – 7 ngày tuổi, bệnh thương hàn sẽ làm giảm khả năng tiêu hoá, hấp thu của vịt dẫn tới vịt không hấp thu được dinh dưỡng, giảm khả năng tiêu lòng đỏ, tăng tỉ lệ hao hụt, thể trạng kém, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch khi vịt làm vaccine.

2.Triệu chứng điển hình:

  • Tỷ lệ chết có thể lên đến 60%
  • Vị ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động
  • Tiêu chảy phân loãng, trắng, xanh lá cây, có lẫn bọt khí
  • Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.

3.​​​​​Bệnh tích điển hình:

Vịt đi ngoài phân trắng

Gan hoại tử lấm tấm trắng

Vịt con bị thương hàn sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất. Vịt tiêu hoá, hấp thụ kém dẫn đến ủ rũ, xơ xác. Bên cạnh đó vịt ỉa phân trắng, phân bết đít, chuồng ẩm. Vịt nằm chồng đống lên nhau do mất nước và thiếu nhiệt.

4.Xử lý và điều trị bệnh:

a.Xử lý bệnh

  • Phun sát trùng chuồng trại 1 ngày/lần để giảm áp lực mầm bệnh
  • Để vịt nơi khô ráo, nhiệt độ vừa đủ, tránh bị gió lùa

b.Điều trị bệnh

Đối với những vịt yếu: Tiêm Florphenicol + GlucoKC 2 ngày

  • Từ ngày thứ 3, buổi sáng: Trộn Amoxcollis hoặc Flumequine tuỳ kháng sinh đồ từng vùng
  • Buổi chiều: ParaC và Giải độc Gan

Đối với vịt có thể trạng tốt

  • Buổi sáng: Trộn Amoxcollis, Flumequine hoặc Florphenicol tuỳ kháng sinh đồ từng vùng
  • Buổi chiều: Trộn ParaC và Giải độc gan
  • Liệu trình 5 ngày

PHÒNG KĨ THUẬT

 

 
Thông báo
Đóng