Do tình hình thời tiết có nhiều biến động, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, đặc biệt miền Bắc đã bước vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, vậy nên hiện tượng stress nhiệt trên vật nuôi xảy ra rất phổ biến. Nhận thấy điều đó, UPSUN đưa ra những khuyến cáo giúp bà con phần nào hạn chế được hiện tượng stress nhiệt trên lợn nái và giảm thiểu thiệt hại do stress nhiệt gây ra.

1. Khái niệm
Lợn rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, cơ thể không có tuyến mồ hôi, mặt khác do bị nuôi nhốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp thông thoáng kém, thời tiết oi bức làm cho khả năng tự điều hoà thân nhiệt của lợn bị hạn chế. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao vượt quá khả năng điều hoà của lợn dẫn đến stress nhiệt.
2. Ảnh hưởng của stress nhiệt trên lợn nái
Đối với hậu bị và nái sau cai sữa
- Stress nhiệt làm lợn chậm động dục, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn, không đồng đều ở các cá thể
- Lợn không đạt hưng phấn cao trong khi phối giống, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít
- Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể dẫn đến làm chết tinh trùng và trứng cũng như hợp tử đã được thụ tinh làm cho số con sinh ra thấp, lợn sơ sinh có trượng lượng thấp, nhỏ
Đối với nái mang thai
- Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, sảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai
Đối với nái nuôi con
- Lượng sữa đầu tiết ra giảm. Chất lượng sữa đầu cũng không tốt
- Sau khi sinh là giai đoạn tăng khẩu phần ăn cho lợn mẹ, gặp stress nhiệt lợn mẹ lười ăn làm sản lượng sữa nuôi con giảm
- Chất lượng sữa tiết ra kém do đó đàn con tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, sức đề kháng bệnh kém

3. Biện pháp phòng ngừa stress nhiệt trên lợn nái
a. Nước và điện giải
- Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho lợn mọi lúc. Bơm nước lên bể 3 lần 1 ngày, tránh nước phơi nắng cả ngày
- Tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho lợn không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn
- Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng lợn trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt
- Cung cấp điện giải và VTM C hàng ngày vào nước cho lợn uống: Sử dụng điện giải, VTM C hoặc Gluco KC. Pha theo liều hướng dẫn
GIAI ĐOẠN |
NHU CẦU NƯỚC
(lít/con/ngày) |
Lợn nái chửa |
Chửa 3 tháng đầu |
10 - 15 |
Chửa giai đoạn cuối |
20 - 25 |
Lợn nái đang tiết sữa nuôi con |
5 - 7 con |
20 - 25 |
8 - 10 con |
22 - 27 |
11 - 14 con |
28 - 35 |
Lợn đực giống |
|
20 - 25 |
b. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, mát mẻ, đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi
- Dùng mái chống nhiệt hoặc giảm thiểu nhiệt độ mái bằng dàn nước
- Phun sương cho lợn trong mùa nắng nóng để giảm nhiệt
- Tăng máng ăn, máng uống, giãn mật độ đàn
⇒ UPSUN đưa ra các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi cho từng giai đoạn của lợn để có thể hạn chế tối đa hiện tượng stress nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế, việc điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết, cơ sở vật chất tại trang trại, quản lý chăm sóc. Chính vì vậy để trong thời tiết nắng nóng, khi cần bà con nên liên hệ ngay với Phòng Kỹ thuật để nhận được tư vấn kịp thời và chính xác nhất
Nhóm lợn |
Nhiệt độ (độ C) |
Tốc độ gió (m/s) |
Độ ẩm (%) |
Lợn đực giống |
17 - 20 |
2 - 2.8 |
85 |
Chờ phối + Phối |
18 - 22 |
2.3 - 2.8 |
80 |
Thai kỳ 1 +2 |
25 - 28 |
2.2 - 2.8 |
80 |
Thai kỳ 3 |
25 - 28 |
2.0 - 2.5 |
85 |
Nuôi con tuần 1 |
26 - 28 |
2.0 - 2.5 |
85 |
Nuôi con tuần 2-3 |
26 - 28 |
2.0 - 2.8 |
85 |

c. Dinh dưỡng
- Khi stress nhiệt xảy ra, vật nuôi giảm ăn hoặc ngừng ăn dẫn đến giảm tăng trọng, giải pháp tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng, axit amin, men tiêu hoá nhằm bổ sung phần thiếu hụt do lượng thức ăn ăn vào giảm mạnh
- Bổ sung các chất vitamin C, điện giải, paracetamol, đường, Bcomplex
- Cho lợn ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để lợn hoạt động và ăn uống
d. Sử dụng thuốc cho lợn nái
Đối với nái trước đẻ 7 ngày
- Trộn Amoxicillin phòng MMA và tiêu chảy lợn con, trộn cám 7 ngày
- Trộn Canxi phòng thiếu canxi cho lợn nái, trộn cám 14 ngày
Đối với nái đẻ 1 - 7 ngày
- Tiêm dưới da Oxytocin đối với nái già > 7 lứa, nái hậu bị sau đẻ 1 ngày. Đối với các lợn nái khác tiêm Oxytocin 1 mũi sau khi đẻ xong
- Tiêm Amoxgen ngày đẻ và ngày thứ 2. Đối với nái viêm tiêm ngày đẻ, ngày 2, ngày 4 và ngày 6
- Truyền tĩnh mạch tai Muối + Đường trong ngày đẻ
- Tiêm Butaphosphat vào ngày đẻ (theo muối truyền)
Đối với nái cai sữa
- Tiêm ADE kích thích lợn lên giống, rụng trứng

PHÒNG KỸ THUẬT