Đang tải...

Tiếng Anh
message zalo

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN LỢN

15/03/2025

Thời điểm hiện nay, bệnh Giả dại đang nổ ra ở rất nhiều trang trại, tuy nhiên các trang trại chưa phát hiện hoặc chưa có sự đánh giá đúng về mức độ phức tạp của Giả dại nên thiệt hại gây ra là rất to lớn. UPSUN đưa ra những đặc điểm dịch tễ, triệu chứng của bệnh Giả dại nhằm giúp bà con nhận thức đúng hơn về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

1. Nguyên nhân và đường truyền lây

Bệnh giả dại (Aujeszky’s, Pseudorabies – PR) là một bệnh truyền nhiễm quan trọng ở lợn, gây các triệu chứng hô hấp, sảy thai, thai chết lưu, lợn con theo mẹ chết với triệu chứng thần kinh 

Lợn là vật chủ chính mắc bệnh và lây lan, kể cả lợn hoang. PRv xâm nhiễm và khu trú ở hạch amidan, đường hô hấp trên rồi theo dây thần kinh lên não bộ. Lợn bệnh thải virus qua nước dãi, dịch mũi, dịch bào thai. Lợn khỏi bệnh vẫn thải virus sau 2-3 tuần.

PRv lây lan mạnh trong không khí, môi trường, xâm nhập đường tiếp xúc, không khí, thức ăn, nước uống. Nhiễm bệnh do tiếp xúc từ lợn mang trùng qua thức ăn, nước uống, không khí…Gió có thể phân tán virus 2-17 km trong không khí và tới 70 km qua nguồn nước

2. Triệu chứng khi lợn mắc giả dại

  • Lợn con theo mẹ hơn 10 ngày tuổi, lợn cai sữa và hậu bị – biểu hiện: bơi chèo, co giật, liệt…

  • Lợn  sốt cao 42 độ C, ủ rũ, giảm ăn.

  • Lợn ốm bị kích thích, run, co giật, sùi bọt mép, dáng đi xiêu vẹo, xoay vòng tròn.

  • Đồng tử giãn nên mất khả năng thị giác, nôn hoặc muốn nôn.

  • Lợn ốm rất mẫn cảm với tác động bên ngoài, khi sờ vào thì heo rít lên, sau mất tiếng. Đặc trưng của giai đoạn này là lợn cong lưng, mông yếu, khi nằm xuống thì chân bơi trong không khí.

  • Lợn nái sảy thai, đẻ non.

3. Bệnh tích giả dại ở lợn

  • Không có bệnh tích điển hình, biến đổi bệnh tích thường xảy ra ở não (xung huyết, xuất huyết ở trong não).

  • Niêm mạc mũi bị sưng, phổi bị viêm và phù nề.

  • Hoại tử ở hạch amidan

  • Ngoài ra còn thấy xuất huyết điểm trên niêm mạc ruột non, ở gan thường thấy nhiều điểm hoại tử màu trắng xám hoặc hơi vàng.

  • Phổi xung huyết, đôi khi có những điểm hoại tử trên bề mặt phổi

4. Chẩn đoán

  • Dựa vào lịch sử dịch tễ, giám sát thú y và triệu chứng lâm sàng, bệnh lý đại thể.

  • Cần phân biệt với bệnh do E. coli, Streptococcus suis, Parvovirus, TGE, PED ở lợn con theo mẹ; nhiễm độc, leptospirosis hay cúm lợn lớn.

  • Lấy mẫu xét nghiệm vẫn là phương pháp xác định bệnh chính xác nhất 

5. Phòng bệnh

 Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là dùng vaccine

 Bảo vệ đàn lợn chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài:

  • Thay thế đàn: nguồn lợn sạch bệnh, có kháng thể bảo hộ, cách ly theo dõi trước khi vào trại.

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí.

  • Phun thuốc sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng chuồng trại.

  • Điều trị: Phát hiện sớm là điều kiện tiên quyết để xử lý bệnh

  • Không nuôi động vậy khác, nhất là chó, mèo, bò… trong trại. 

  • Khi xảy ra vấn đề cần liên hệ ngay với Phòng Kĩ thuật để có phương án xử lý giảm thiểu rủi ro nhất

 
Thông báo
Đóng