Hiện tại Miền Bắc đang trong thời tiết nồm ẩm, độ ẩm cao, phù hợp cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nhiều trang trại vẫn chưa biết xử lý đúng cách gây thiệt hại kinh tế. Nhận thấy hiện trạng đó, UPSUN đưa ra các khuyến cáo cho bà con chăn nuôi trong giai đoạn thời tiết cực đoan này.

1. Tác hại của hình thái thời tiết nóng ẩm
- Gây ra các bệnh như: Tiêu chảy, các bệnh lý về da, các bệnh về hô hấp do độ ẩm cao, độ thông thoáng kém.
- Sàn trơn trượt, vật nuôi đi lại dễ bị ngã gây chấn thương và đi lại khó khăn.
- Vật nuôi dễ mắc các bệnh do ký sinh trùng gây ra như: Ghẻ, Đầu đen, Giun chân,…
- Thức ăn dễ bị nấm mốc tấn công gây nhiễm độc tố, nấm diều, nấm nội tạng
- Thời gian bảo quản thuốc bị rút ngắn, chất lượng thuốc giảm nhanh sau khi bóc.

2. Các khuyến cáo giúp giảm độ ẩm trong chuồng
- Hạn chế mở cửa vì độ ẩm ngoài môi trường luôn luôn lớn hơn trong chuồng.
- Rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và ở các đường di chuyển trong chuồng.
- Trộn vi sinh đối với các trại có chất độn chuồng.
- Phun sát trùng nền cũng có thể giúp nền nhanh khô.

- Sử dụng than hoạt tính để hút ẩm nếu cần thiết.
- Đổi giờ tắm vật nuôi, xịt rửa chuồng sang cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều khi thời tiết hửng nắng
- Không xịt rửa vào cuối giờ chiều hoặc sáng sớm bởi thời điểm đó sẽ khiến chuồng khó khô, nền lạnh, vật nuôi nằm dễ mắc bệnh
- Trộn thuốc để vật nuôi ăn không quá 1h tránh giảm chất lượng thuốc và thuốc biến chất đặc biệt các loại thuốc gốc nấm.
- Cám chia làm nhiều bữa nhỏ tránh hiện tượng dồn ứ cả ngày gây ẩm mốc.
- Bảo quản cám trên pallet, kê cách tường tối thiểu 10cm
- Thuốc bảo quản trong kho kín, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đối với thuốc dùng rồi, dùng xong buộc chặt bảo quản nơi khô ráo.

Trong quá trình chăn nuôi gặp các vấn đề trên mà chưa biết cách xử lý, liên hệ phòng kỹ thuật để có phương án xử lý kịp thời nhất.
PHÒNG KỸ THUẬT