Đang tải...

Tiếng Anh
message zalo

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT

06/06/2024

Bệnh bại huyết trên vịt là bệnh xuất hiện thường xuyên ở các trang trại chăn nuôi vịt hiện nay, gây thiệt hại kinh tế rất cao.

1. Nguyên nhân

  • Bệnh bại huyết trên vịt, ngan do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là một vi khuẩn G (-), lây trực tiếp hoặc gián tiếp; nhất là trên vịt, ngan bị tổn thương trên da, bộ lông hư hỏng.
  • Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt – ngan con ở 1-8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất, tỷ lệ chết cao.
  • Bệnh bại huyết thường lây qua 3 đường sau:
    + Vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp
    + Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm dính vào thức ăn, nước uống làm lây qua đường tiêu hóa
    + Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

2. Triệu chứng

  • Vịt tiêu chảy phân trắng, sau đó chuyển qua màu xanh xám.
  • Sốt cao, bỏ ăn, suy yếu, mệt lả, vận động khó khăn.
  • Chảy nước mắt, nước mũi. Hen khẹc nhẹ.
  • Vịt bại liệt, 2 chân duỗi thẳng, đi lại khó khăn, kéo lết chân sau.
  • Rối loạn thần kinh vận động, bơi vòng tròn trên nước.
  • Đầu run giật ngoẹo về phía sau, run giật khi bị kích thích.
  • Viêm sưng khớp.

Hình 1. Vịt sốt cao

3. Bệnh tích

  • Đặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí. Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim. Các tổn thượng thường kết hợp với những nốt xuất huyết lấm tấm.
  • Gan, lách sưng to. Lách hoại tử vân đá
  • Phổi sưng huyết và viêm xoang.
  • Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não. Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh

Hình 2. Gan sưng

Hình 3. Fibrin ở màng bao tim

Hình 4. Lách hoại tử vân đá

4. Phòng bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi trước, trong và sau khi nuôi vịt. Sử dụng các loại thuốc sát trùng để định kỳ sát trùng chuông nuôi, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng cho vịt, đặc biệt là ở vịt con 1 đến 4 tuần tuổi.
  • Sử dụng vắc-xin để phòng bệnh cho đàn gia cầm là biện pháp hiệu quả nhất.

5. Điều trị

Cần phát hiện sớm để có thể xử lý kịp thời hoặc liên hệ sớm với kỹ thuật công ty để có biện pháp điều trị

PHÒNG KỸ THUẬT

 
Thông báo
Đóng