Đang tải...

Tiếng Anh
message zalo

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lợn nái

10/05/2023

Phần lớn trại chăn nuôi lợn nái sinh sản lại trại bố mẹ (Parents – PS). Mục tiêu của trại là sản xuất số lợn con cai sữa/nái.năm càng nhiều càng tốt. Tuỳ quốc gia, trình độ chăn nuôi…mà tiêu chuẩn này dao động 18 – 31. Ở Việt Nam, các trại lợn công nghiệp lấy 24 làm tiêu chuẩn. Chỉ số này phụ thuộc vào một vài yếu tố

1. Giống (gen)

  • Trại PS nên chọn nái dòng sinh sane (Landrace, Yorkshire, LY); không nên chọn giống Duroc, Pietrain, Hampshire, lợn thịt (LY, LYDP) làm nái.
  • Thực tế năng suất sinh sản: GGP < GP < PS
  • Chọn giống dựa vào gia phả, khả năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục ngoài, vú, thể hình).

2. Tuổi lợn nái và thời điểm phối giống

Thông thường, năng suất sinh sản nái ra (lứa 3 – 6) > nái tơ (lứa 1 – 2) và nái già (> 7 lứa). Cần xác định thời điểm phối giống chính xác, không sớm, không muộn:

  • Ngày 2 lần (sáng, chiều): Phát hiện nái có biểu hiện động dục, thử nái để xác định “điểm 0” (đứng im, chịu đực, standing heat)
  • Phối giống sau “điểm 0”: 0 giờ (nái tơ), 12 giờ (nái ra)

3. Chất lượng tinh và kỹ thuật phối

Chất lượng liều tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi. Tinh không sử dụng ngay phải được bảo quản ở 16oC, “đảo tinh” để tránh lắng đọng, tránh xóc lắc khi vận chuyển tinh. Làm ấm từ từ đến khoảng 35oC và kiểm tra bằng kính hiển vi trước khi phối giống để đánh giá chất lượng tinh trùng: Hoạt lực, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình,…

4. Kỹ thuật phối và chăm sóc

Cần kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận và thực hiện đầy đủ các thao tác trong quá trình phối giống nhân tạo, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học. Bên cạnh đó, sau khi phối, cần bắt lốc để loại ra nhưng nái phối không đậu và nái phối đậu. Những nái phối đậu cần phải chăm sóc kĩ lưỡng theo quy trình, cho ăn theo khuyến cáo theo từng giai đoạn và đảm bảo quy trình vaccine để đảm bảo năng suất.

Đối với nái chuẩn bị đẻ, cần giảm cám theo quy trình. Trong quá trình nái chuyển dạ sinh con, thao tác đỡ đẻ cần cẩn thận, đảm bảo kỹ thuật, tránh ngạt lợn con. Nái có biểu hiện khó đẻ, cần can thiệp kịp thời.

Lợn con sinh ra cần được bú sữa đầu, chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình. Cần đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi và điều kiện chuồng trại cho lợn con. Thực hiện quy trình vaccine theo khuyến cáo của Thú Y và bổ sung sắt cho lợn con để tránh thiếu máu, còi cọc.

5. Số bào thai chết

Kiểm soát thai chết lưu, khô thai thông qua việc tiêm phòng vaccine và kiểm soát các yếu tố nguy cơ

  • Virus: Parvo, Entero, Adeno, Reo, Giả dại, Dịch tả, PRRS,…
  • Vi khuẩn: Xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm
  • Đơn bảo: Eperythrozoon
  • Nấm: Actinomyces
  • Dinh dưỡng: Chất lượng thức ăn kém, cho ăn không đúng khẩu phần (thai kỳ, thể trạng)
  • Độc tố: Nấm mốc, thuốc trừ sâu…
  • Stress: Lạnh, nóng, tiếng ồn…

6. Vấn đề trên lợn nái

  • Lốc: Tiêu chuẩn < 10% số nái được phối
  • Mang thai giả, không thai: Nhiễm virus, thức ăn nhiễm Zearalenone (độc tố nấm mốc ở hạt ngô) hoặc chẩn đoán nái có thai sai
  • Sảy thai: Do virus, vi khuẩn, stress hoặc ngộ độc

Parvo virus

Độc tố nấm mốc

7. Thời gian nuôi con và phối giống trở lại sau cai sữa

  • Thời gian nuôi con: Tiêu chuẩn 21 – 28 ngày. Không nên cai sữa trước 18 ngày và sau 28 ngày vì hầu hết nái chậm lên giống lại và ảnh hưởng tới số lứa/nái/năm
  • Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa: Tiêu chuẩn 5 – 7 ngày

PHÒNG KĨ THUẬT

 
Thông báo
Đóng